Chương trình khuyến mãi áp dụng từ ngày 01 - 5 - 2024 đến 01 - 6 - 2024
- Miễn phí 100% thiết kế kiến trúc, khi kí hợp đồng thi công trọn gói;
- Miễn phí 100% thiết kế nội thất, khi thi công nội thất trọn gói;
- Miễn phí 100% tư vấn hồ sơ xin cấp phép xây dựng;
- Miễn phí 100% ý tưởng mặt bằng công năng;
- Giảm ngay 50% thiết kế phí khi kí hợp đồng thi công phần thô và nhân công hoàn thiện;
- Giảm ngay 20% giá trị hợp đồng khi kí hợp đồng thiết kế kỹ thuật 2D và 3D;
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược hay chống thấm nghịch là giải pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm (nguồn nước xâm nhập). Có nghĩa là nguồn nước đâm từ hướng nào thì ra chống thấm ngược lại hướng đâm đó.
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, ta có thể hiểu nó đơn giản như sau. Nếu như nước ngấm từ mặt bên ngoài vào tường thì ta sẽ chống thấm ở mặt bên trong tường thì đó gọi là chống thấm ngược. Hoặc khi chống thấm bể nước từ trong bể ra ta lại chống thấm ở ngoài bể thì đó cũng được gọi là chống thấm ngược.
Kết lại là chống thấm ngược hay xuôi thì mục đích cuối cùng của nó cũng là ngăn nước bị thấm vào chỗ cần thiết để gây hư hại cho ngôi nhà. giải pháp này sẽ đòi hỏi kỹ thuật xử lý phải vô cùng điêu luyện và thành thạo vì áp lực nước luôn có xu hướng bóc tách lớp màng để thấm nước vào. Khi đó chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn lại kịp thời.
Đặc điểm của giải pháp chống thấm ngược:
- Áp lực nước tác dụng lên mặt sau của lớp phủ chống thấm ngược có xu hướng tách lớp chống thấm ra khỏi bề mặt. Do vậy vật liệu sử dụng trong trường hợp chống thấm này cần có tính bám dính cao. Để có thể liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là phải có độ đàn hồi tốt mới có thể chịu được áp suất nước lớn do giải pháp này gây ra.
- Ngăn nước tức thời là một trong những trường hợp đặc biệt khi sử dụng giải pháp chống thấm ngược trần nhà.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thấm ngược
Vậy tại sao lại có tình trạng thấm ngược? Có thể giải thích nguyên nhân gây ra tình trạng thấm ngược như sau. Khi các lớp bảo vệ của bề mặt bên ngoài không thể ngăn lại việc nước ngấm vào tường bao gồm việc ngấm vào lớp vữa xây, gạch xây, bê tông cột dầm.
Nếu để tình trạng này xảy ra lâu ngày lượng nước sẽ bị đẩy ngược sang phía đối diện. Khi đó sẽ gây nên hiện tượng ẩm mốc, các lớp vữa trát sẽ bị bong tróc, tạo điều kiện cho nấm mốc và các lớp sơn bả dần dần bong tróc trên bề mặt tường.
Nếu như không chống thấm ngược tường nhà từ bên trong kịp thời tình trạng thấm ngược thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi không có biện pháp khắc phục thì có thể sẽ dần đến những hậu quả nghiêm trọng sau:
- Sẽ làm cho trần mái thấm ngược của nhà bạn thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Các vết rêu mốc, loang lổ nơi thấm dột hình thành lâu ngày trông rất tệ gây mất thẩm mỹ trầm trọng cho ngôi nhà của bạn.
- Khi trong nhà bị ẩm thấp rêu mốc thì các vật dụng trong nhà cũng bị ảnh hưởng. Hậu quả là giảm tuổi thọ của các vật dụng trong nhà của bạn.
- Các hậu quả của thấm dột sẽ khiến cho công trình của bạn nhanh chóng xuống cấp và tuổi thọ bị giảm đi.
- Nếu để lâu ngày thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tu sửa, nâng cấp lại ngôi nhà của mình.
Khi nào nên áp dụng giải pháp chống thấm ngược?
Việc không chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà của bạn sẽ đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho công trình và người ở trong đó. Thời điểm thích hợp nhất để thi công chống thấm đó chính là khoảng thời gian thi công xây nhà. Ngay từ khi xây dựng bạn đã phải tính toán cách chống thấm sao cho hiệu quả. Việc chống thấm ngược công trình ngay khi xây dựng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công trình đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp khi xây công trình sử dụng vật liệu chống thấm không được chất lượng, hoặc thiếu hiểu biết dẫn tới chống thấm không hiệu quả. Khi chuyển vào ở một thời gian xảy ra hiện tượng thấm dột, khi đó cũng cần nhanh chóng có những biện pháp xử lý chống thấm hiệu quả ngay.
Có rất nhiều giải pháp chống thấm hiệu quả hiện nay, một trong số đó giải pháp thi công chống thấm ngược. Vậy khi nào thì chúng ta sử dụng giải pháp chống thấm ngược thay vì chống thấm thuận như thường làm. Đó là trong các trường hợp sau:
- Hiện tượng thấm tường do nước lọt vào giữa 2 khe nhà giáp nhau. Điều này thường xảy ra mỗi khi trời mưa to, nước vẫn bị chảy vào khe mặc dù đã úp tôn. Lúc này tường của nhà nào mới xây mà không thể trát được bên ngoài thì sẽ bị thấm nặng nề lên tường. Và vì không thể chống thấm thuận do vướng ngôi nhà bên cạnh nên chống thấm ngược sẽ được ưu tiên sử dụng vì nó vừa tiện lợi và cũng đáp ứng được nhu cầu chống thấm.
- Tình trạng thấm nước ở các bể bơi hoặc bể chứa nước có nguy cơ xảy ra rất cao. Nếu như các bể nước, bể bơi không được xây riêng tách thì ta phải chống thấm ngược từ bên trong để ngăn nước bẩn bên ngoài xâm nhập vào khi chưa được lọc kỹ càng làm bẩn nguồn nước sử dụng.
- Tường cũ hoặc bị nứt sẽ rất dễ thấm nước vào. Sử dụng chống thấm ngược tường nhà vì tường đã cũ rất khó thi công trực tiếp. Lớp bên trong sẽ bền hơn.
- Thấm do chung tường với nhà bên cạnh có thể là nước thấm từ sân thượng hoặc từ nhà vệ sinh hàng xóm. Và bạn không thể trực tiếp thi công từ bên ngoài vì vậy hãy dùng chống thấm ngược từ bên trong.
- Cuối cùng có thể là trường hợp ngay từ đầu ngôi nhà đã không được sử dụng cách chống thấm phù hợp làm cho ngôi nhà khi sử dụng một thời gian bị vỡ kết cấu. Khi đó để khắc phục chỉ còn cách sử dụng chống thấm bằng giải pháp chống thấm ngược.
Một số nguyên tắc khi chống thấm ngược
Nếu đã phát hiện ra ngôi nhà của bạn có xảy ra hiện tượng thấm dột thì phải nhanh chóng tìm biện pháp xử lý ngay. Khi đó xét các trường hợp cũng như điều kiện mà lựa chọn giải pháp chống thấm ngược thì hãy lưu ý một số nguyên tắc sau đây để chống thấm ngược được thực hiện đúng cách và hiệu quả nhất nhé:
- Khi chống thấm ngược tường nhà, do áp lực nước từ phía trong tường đẩy ra bề mặt lớp chống thấm nhiều nên thường có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi tường. Khi đó, nguyên tắc để chống thấm ngược là cần phải giữ cho lớp chống thấm cần có khả năng bám dính mạnh mẽ vào tường, và phải có tính đàn hồi tốt.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm ngược trần nhà phải phù hợp. Không giống như chống thấm thuận, khi chống thấm ngược sẽ không thể thực hiện với nhiều vật liệu, ngay cả Bitum (gốc nhựa đường). Bởi tường là kết hợp của gạch và xi măng. Thế nên thi công chống thấm cần những vật liệu gốc xi măng có tính đàn hồi cao. Có thể phải sử dụng những sản phẩm của TKA Masterseal hoặc TKA Masterseal Plus.
- Trường hợp chống thấm để ngăn nước tức thời cũng được xem như là phương giải pháp chống thấm ngược. Nhưng đây là một trường hợp đặc biệt. Với trường hợp này chúng ta phải sử dụng một loại vữa chống thấm đông cứng nhanh như Quickset 102 để xử lý cục bộ trước khi làm các biện pháp chống thấm toàn cục khác.
7 giải pháp chống thấm ngược tốt nhất
Cùng với sự phát triển của các dịch vụ chống thấm, hiện nay trên thị trường cũng tồn tại khá nhiều giải pháp chống thấm ngược. Với mỗi giải pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh cũng như nhu cầu khác nhau của khách hàng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết 7 giải pháp chống thấm ngược tốt nhất được sử dụng phổ biến hiện nay. Sau đó hãy phân tích và đánh giá xem giải pháp nào phù hợp với ngôi nhà của bạn nhé!
1. Chống thấm ngược bằng sika
Sika là loại hóa chất có khả năng kết dính rất tốt, khả năng chống thấm nước cao nên được ưu tiên lựa chọn để thi công các công trình chống thấm nhà ở.
Ưu điểm
giải pháp chống thấm ngược tường nhà sử dụng Sika chống thấm có thể nói là giải pháp phổ biến nhất hiện nay. Sở dĩ nó phổ biến như vậy là vì những ưu điểm vượt trội sau:
- Sika là loại hóa chất cao cấp có khả năng kết dính cực tốt.
- Khi sử dụng không thấm nước nên có thể được dùng trong thi công chống thấm hay làm chất phụ gia đều mang lại hiệu quả cao cho chống thấm.
- Sản phẩm từ Sika đều có giá thành hợp lý cùng chất lượng tốt rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại đối tượng khách hàng khác nhau.
- Sử dụng Sika để chống thấm mang đến hiệu quả cao và bền lâu hơn so với các giải pháp chống thấm ngược khác.
Hướng dẫn thi công chống thấm ngược bằng Sika
Sika chống thấm ngược có thể được sử dụng một cách dễ dàng và hiệu quả cho nhiều loại công trình khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy trình chống thấm ngược trần nhà bằng Sika cụ thể với chống thấm Sika Latex. Hãy chuẩn bị vật liệu Sika Latex cùng với máy móc và dụng cụ hỗ trợ có liên quan và đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp. Quy trình thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm ngược.
Đây là bước vô cùng quan trọng kể cả trong chống thấm thuận hay chống thấm ngược. Việc bạn cần làm là loại bỏ các lớp vỏ cũ ở bên ngoài bề mặt chống thấm hay đục bê tông để có bề mặt thi công thật phẳng. Các khe nứt cần được xử lý sạch sẽ và chú ý dọn vệ sinh xung quanh khu vực thi công thật tốt để việc thi công được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất.
Bước 2: Tiến hành chống thấm ngược bằng Sika
- Trước tiên hãy quét lớp lót sơn chống thấm ngược sika lên vị trí cần chống thấm.
- Sau đó chờ lớp lót đó khô thường là từ 2 đến 3 tiếng.
- Tiếp đến tiếp tục quét lớp Sika chống thấm lên bề mặt với mục đích để bảo đảm chất lượng.
- Trung bình chúng ta cần quét từ 2 đến 3 lớp mới có thể đảm bảo độ chống thấm hiệu quả nhất cho công trình. Với mỗi lớp chúng ta quét cách nhau khoảng từ 3 đến 4 tiếng tùy vào bề mặt thi công công trình.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng chống thấm và tiến hàng bàn giao cho khách
- Bạn cần chú ý kiểm tra khả năng chống thấm ngược của hóa chất cao cấp này bằng cách ngâm thử nước thường là từ 24h đến 2 - 3 ngày.
- Nếu không thấy có dấu hiệu bị thấm dột chứng tỏ bạn đã thực hiện thành công và có thể bàn giao lại cho khách.
- Còn nếu thấy thấm dột thì hãy thực hiện thêm 1 lớp lót ở bước 2 và thử lại.
Một số lưu ý khi chống thấm ngược bằng Sika
Khi sử dụng vật liệu chống thấm ngược bằng Sika hãy chú ý một số lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả chống thấm một cách tốt nhất cho ngôi nhà của bạn nhé.
- Hiểu rõ kết cấu của sản phẩm.Thi công chống thấm ngược trần nhà bằng Sika phải được thực hiện bằng một đội ngũ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn mới có thể đảm bảo được chất lượng công trình được tốt nhất.
- Tuyệt đối không dùng hỗn hợp Sika trực tiếp với nước mà không thêm xi măng
- Nếu như thời tiết ẩm hoặc có gió thì cần tiến hành thực hiện các biện pháp bảo dưỡng ngay để tránh vữa sẽ bị khô quá sớm gây ảnh hưởng chất lượng thi công chống thấm.
- Luôn luôn giữ cho bề mặt hút nước được ở trạng thái bão hòa nhưng tuyệt đối không để đọng nước khó thi công.
- Lưu ý rằng Sika chống thấm sàn có thể gây dị ứng. Khi thi công cần có các biện pháp bảo vệ thích hợp để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu vô tình để sản phẩm văng hay dính vào mắt, màng nhầy thì cần rửa bằng nước sạch ngay và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Chống thấm ngược bằng intoc
Intoc là một loại chất chống thấm có gốc nước vô cơ. Nó tồn tại ở dạng lỏng màu trắng sữa được sử dụng pha với xi măng theo tỉ lệ phù hợp. Người ta áp dụng giải pháp này phổ biến trong các công trình, cụ thể có thể kể đến như tầng hầm, hồ bơi, hồ chứa nước, hố thang máy. Ngoài ra loại vật liệu này còn có thể được sử dụng để chống thấm cho sàn vệ sinh, sân thượng và chống thấm ngược tường nhà.
Chống thấm ngược bằng Intoc là thi công chống thấm ở mặt trong kết cấu. Đó là nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Đây có thể được coi là giải pháp chống thấm thường được sử dụng để chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra bên trong kết cấu công trình.
Ưu điểm
Những ưu điểm của chống thấm ngược bằng Intoc so với các loại vật liệu chống thấm khác:
- Chất chống thấm Intoc không chứa các chất kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân… nên không gây độc hại cũng như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Có thể được đánh giá là khá thân thiện với môi trường.
- Sử dụng cho các cấu trúc xi măng và bê tông như sân thượng, nền nhà, tường…
- Chống thấm Intoc rất dễ thi công chỉ bằng cách sử dụng các dụng cụ đơn giản như cọ quét, ru lô lông ngắn.
- Khả năng bám dính cao trên những bề mặt ổn định nên mang lại chất lượng cao khi chống thấm.
- Phát triển cường độ nhanh nên có thể mau sử dụng.
- Chống thấm Intoc có độ thẩm thấu rất cao nên khi chèn bít các vết nứt li ti hoặc mao dẫn rất triệt để.
- Liên kết tốt với tất cả các loại bề mặt có độ nhám thích hợp.
- Độ phân tán cao nên tiết kiệm được vật liệu và chi phí.
- Có thể thi công trực tiếp lên bề mặt ẩm một cách dễ dàng.
Quy trình sử dụng chống thấm ngược bằng Intoc
Với vật liệu chống thấm Intoc, ta có thể chống thấm ngược bằng quy trình 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Đảm bảo bề mặt thi công phải thật sạch sẽ, không dính dầu mỡ, bụi bẩn,...
- Bề mặt vật liệu (bê tông, vữa trát, tấm ốp…) phải đảm bảo đặc chắc.
- Các vết nứt, các lỗ rỗng tổ ong hay các vết hở phải được xử lý trám bít một cách triệt để.
- Bề mặt vật liệu đảm bảo khô ẩm thích hợp không được đọng nước hoặc có độ ẩm 16%.
- Bề mặt vật liệu khi tiến hành thi công phải được thông thoáng gió.
Vệ sinh bề mặt tiến hành chống thấm ngược
Bước 2: Tiến hành trộn chất chống thấm ngược Intoc với xi măng theo tỷ lệ Nhà sản xuất cung cấp
Lắc đều và pha trộn các hỗn hợp sau:
- Intoc khi sử dụng làm hồ dầu chống thấm ngược
[ 1 kg INTOC + 3kg nước] + xi măng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 8 kg xi măng)
- Intoc khi sử dụng làm vữa chống thấm
[ 1 kg INTOC + 3 kg nước] + [xi măng + cát]
Trộn vữa chống thấm intoc-04
Bước 3: Tiến hành thi công tạo nhám bằng cách cắt nghiêng
Đây là bước thi công, tiến hành theo thứ tự như sau:
- Đầu tiên là tạo nhám theo giải pháp cắt nghiêng
- Tiếp đó tiến hành vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ. Phun nước tạo ẩm nhiều lần và dùng cọ cọng cứng quét qua lại nhiều lần vào các rãnh cắt nghiêng để đảm bảo lấp đầy các rãnh.
- Ngay sau đó, tô phủ lớp hồ dầu chống thấm lên trên bề mặt bê tông với độ dày khoảng 4mm.
- Cuối cùng là chờ cho đến khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt (thứ dùng tay ấn nếu thấy còn mềm nhưng không nhão, không dính tay nhiều là ráo) rồi tô phủ nhẹ nhàng lớp vữa chống thấm dày khoảng 10mm lên trên là hoàn tất.
Bước 4: Kiểm tra
Cuối cùng là bơm nước ngâm để kiểm tra khả năng chống thấm. Nếu để trong 24h không có hiện tượng thấm dột là hoàn thành chống thấm.
Một số lưu ý khi tiến hành chống thấm ngược bằng Intoc
- Sau ít nhất 1 ngày khi phần chống thấm bằng intoc khô, rút ống và bít miệng ống bằng vữa đông cứng nhanh kết hợp hồ dầu chống thấm và vữa bảo vệ (sao cho hồ dầu chống thấm cũ và mới phải nối liền nhau)
- Khi thi công trong nhà, hãy phủ một lớp vữa bên trên, dày khoảng 3 - 10 mm tùy thuộc vào từng yêu cầu.
- Sau 24 tiếng trở đi hãy tiến hành các lớp hoàn thiện lên trên. Trong khoảng thời gian này cần bảo dưỡng bằng nước liên tục cho đến khi cán lớp hoàn thiện xong
- Nên thi công chống thấm ngược vách bê tông trước khi chống thấm đáy tránh tình trạng giẫm đạp lên bề mặt vừa thi công chống thấm.
- Đối với đáy ngay sau khi tô phủ lớp hồ dầu chống thấm hơi đặc lên trên bề mặt bê tông khoảng 4 mm thì tô phủ nhẹ lớp vữa chống thấm sao cho thật nhão. Rồi giảm lượng xi măng dày khoảng 10mm lên trên. Lưu ý hãy thi công theo dạng cuốn chiếu để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
- Sau 24h trở đi (nhưng không quá 7 ngày) hãy tiến hành cán lớp vữa hoàn thiện lên trên. Trong khoảng thời gian này bề mặt cần được bảo dưỡng liên tục bằng nước cho đến khi cán lớp hoàn thiện xong.
3. Chống thấm ngược bằng màng khò bitum
Đây là cách làm khá hiệu quả được áp dụng nhiều khi thi công các công trình nhà ở. giải pháp này có những ưu điểm gì và cách thực hiện như thế nào?
Ưu điểm
- Thực hiện thi công nhanh
- Ngăn chặn tia UV và có khả năng chịu được trọng tải lớn
- Có thể chống thấm trong môi trường hơi nước có áp suất lớn.
- Khả năng chịu nhiệt tốt cùng với độ đàn hồi cao.
Quy trình chống thấm ngược bằng màng khò Bitum được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm thật sạch sẽ
- Đục bỏ hết các lớp vữa thừa, nếu bề mặt lồi lõm quá thì sử dụng thêm máy mài để làm phẳng bề mặt.
- Bề mặt bê tông bị rỗ hoặc lõm bạn hãy trám và vá lại.
- Các lớp dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Quét lớp lót Primer để tạo dính bằng Bitum dạng lỏng
- Có thể dùng lu sơn hoặc chổi quét quét lên bề mặt bê tông, tường nhà, chân nhà … lưu ý là phải quét đều.
- Sau đó chờ khoảng 6 giờ đồng hồ đến khi lớp lót khô rồi bắt đầu tiến hành dán màng bitum chống thấm.
Bước 3: Dán màng Bitum
- Dùng đèn khò thổi vào những tấm trải, lưu ý để cho bề mặt khò úp xuống.
- Bắt đầu làm nóng bằng đèn khò. Làm tan chảy bề mặt và giúp cho lớp nhầy bám vào mặt sơn lót tốt hơn.
- Làm từ thấp đến cao nếu bề mặt thi công chống thấm có độ nghiêng
- Lưu ý là cần phân bổ nguồn nhiệt đồng đều bằng cách dùng con lăn hoặc chân ép phần màng vừa khò để tạo bề mặt phẳng, tránh nhốt bọt khí.
Bước 4: Dành ra 1 ngày ngâm nước test thử sau đó mới bàn giao cho khách hàng.
Một số lưu ý khi sử dụng màng khò nóng chống thấm ngược
- Tại các vị trí chồng mí sử dụng đèn khò đốt chảy mép màng rồi dùng bay miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Nếu sau khi thi công xong thấy xuất hiện bong bóng khí làm phồng rộp màng thì lấy vật sắc nhọn chọc thủng để thoát hết khí rồi dán đè một tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công màng chống thấm bitum xong thì cần làm lớp bảo vệ ngay để tránh màng bị rách, bong, rộp khỏi bề mặt.
4. Sử dụng keo Epoxy chống thấm ngược
Keo Epoxy được sử dụng phổ biến trong thi công chống thấm. Tùy thuộc vào độ dài của các loại kim bơm nên keo Epoxy được chia thành nhiều loại. Vậy nó có những ưu điểm gì được người ta đánh giá cao?
Ưu điểm
Keo Epoxy cũng là một trong những giải pháp chống thấm ngược trần nhà phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội sau:
- Khả năng kháng điện và chống nước tốt.
- Độ bền cao sử dụng được lâu.
- Có khả năng chống oxy hoá.
- Có khả năng bám dính hiệu quả với các loại vật liệu khác như gỗ, kim loại, nhựa, bê tông…
Quy trình chống thấm bằng keo Epoxy
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Thoát hết nước trong bể, phơi bể cho khô. Sau đó phải chuẩn bị bề mặt được vệ sinh sạch sẽ, đánh sạch những vết nấm mốc bám trên bề mặt, các vết dầu mỡ,...
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu
Tộ keo Epoxy với tỷ lệ 1:1. Khi bề mặt thi công đã khô thì bạn tiến hành trám keo lên toàn bộ bề mặt cần dán. Để biết được bề mặt đã khô bạn có thể sử dụng các vật dụng. .
Bước 3: Thi công chống thấm ngược
Nếu bạn muốn xử lý vết nứt thì khi sử dụng Epoxy hãy dùng kèm với một phụ gia chống thấm. Khi đó nó sẽ tạo thành một loại hỗn hợp. Bạn chỉ cần trét hỗn hợp này lên vị trí bị nứt là vết nứt được liền lại.
Tham khảo: HOT - Top các giải pháp chống thấm ngược tường trong nhà hiệu quả
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Khi chờ đến 48 giờ sau thi công hoàn thiện. Bạn hãy xả đầy nước vào bề mặt vừa chống thấm để kiểm tra hiệu quả rồi đợi tiếp trong 48 giờ nữa. Nếu không có hiện tượng rò rỉ nước thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ nhà.
Một số lưu ý khi chống thấm bằng keo Epoxy
- Ở điểm nối tường với sàn cần được chuẩn bị kỹ trước khi thi công sản phẩm
- Các thiết bị cần được rửa ngay lập tức bằng nước hoặc thuốc tẩy khi hoàn thành công việc
- Tỷ lệ phủ cho tất cả các bề mặt cần đạt tổng cộng 3m2/lít/lớp để có thể đạt được tính tối ưu. Trong trường hợp tỷ lệ phủ không đạt được trong hai lớp,thì hãy phủ thêm lớp nữa.
5. Sử dụng sơn Kova chống thấm ngược
Sơn chống thấm ngược Kova được dùng để sơn bên ngoài làm lớp bảo vệ chống cho nước thấm vào trong tường. Loại sơn này rất được ưa chuộng bởi những ưu điểm sau đây:
Ưu điểm của sơn chống thấm ngược Kova
- Là sản phẩm chống thấm được tổng hợp giúp chống thấm từ ngoài vào trong.
- Không bị kiềm hay nước mặn tác động.
- Không có các chất độc hại, không sử dụng chì, thủy ngân,… nên không gây độc hại cho người sử dụng và người ở trong ngôi nhà.
- Khả năng bám dính tốt.
Quy trình chống thấm ngược Kova
Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ
- Làm sạch bề mặt bằng bằng các dụng cụ như Khoan, đục nhọn, búa đục, búa băm, bàn chải sắt, chổi, bay trát vữa …
- Vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ có thể phun nước rửa sạch đảm bảo không còn bụi bẩn.
Bước 2: Dùng trám trét các khe nứt
- Vừa khuấy vừa cho từng 1.25 phần Bột chống thấm vào phần dung dịch dạng sữa với tỷ lệ A : B = 1 : 1.25. Khuấy kỹ thành dạng nhão đồng nhất sau đó để yên 5 đến 10 phút cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
- Cuối cùng dùng bay, chổi, bàn chà trét hỗn hợp trên lên vết nứt, miết chặt hỗn hợp chống thấm để tăng độ bám chặt và độ đều.
Bước 3: Dùng quét các bề mặt chống thấm
- Cho tối đa 20% nước sạch (trên tổng khối lượng A & B) vào. Cho bột tới đâu thì khuấy tới đó lưu ý khuấy nhẹ để tránh tạo bọt. Sau khi khuấy đều thì để yên 10 phút cho đến khi phản ứng hết.
- Cuối cùng là dùng chổi cọ quét chống thấm lên bề mặt.
Một số lưu ý khi chống thấm ngược bằng Kova
- Thời gian khô bề mặt 2 tiếng.
- Thi công lớp 2 sau 6-8 tiếng
- Môi trường làm việc khi thi công phải thông thoáng. Lưu ý tránh tiếp xúc với da hoặc mắt, cẩn thận bằng cách mang găng tay, đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt trong lúc thi công.
6. Chống thấm ngược bằng bột trét
Bột trét là một loại vật liệu hay được sử dụng trong xây dựng. giải pháp này có những điểm cộng như sau:
Ưu điểm
- Tạo sự nhẵn mịn cho bề mặt, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Tăng độ bám dính của sơn khi hoàn thiện vì trong thành phần tạo nên có các chất kết dính kết hợp với chất độn và phụ gia
Quy trình chống thấm ngược bằng bột trét
giải pháp chống thấm bằng bột trét được thực hiện bằng 3 bước khá đơn giản như sau:
- Bước 1: Trộn mastic với nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì của Nhà sản xuất.
- Bước 2 : Thực hiện trét tường cho bề mặt phẳng bằng bàn doa.
- Bước 3 : Chờ khoảng 2h đến khi bột khô là có thể nghiệm thu.
Một số lưu ý khi sử dụng bột trét chống thấm ngược
- Để lớp mastic bị bụi phấn: có thể là do bề mặt quá khô hoặc nước dùng để trộn hỗn hợp quá nhão nên hút hết vào bề mặt.
- Lớp Mastic bị nứt chân chim: Nguyên nhân có thể là do lớp mastic bị trét quá dày, vượt quá mức 3mm. Nếu muốn khắc phục thì phải cạo bỏ hết những chỗ nứt chân chim, bề mặt vùng lõm bị nứt sâu quá khi đó chúng ta hãy tô thêm bằng hồ xi măng cho tương đối phẳng.
7. Sử dụng phụ gia chống thấm
Dùng phụ gia cho công việc thi công chống thấm là một cách làm hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng.
Ưu điểm
- Chống thấm nước cực tốt
- Giúp nâng cấp khả năng thi công cho công trình
- Đáp ứng được mọi yêu cầu trong công trình chống thấm
- Kéo dài độ bền bỉ cho mọi công trình
Quy trình chống thấm ngược sử dụng phụ gia
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt
- Dụng cụ cần chuẩn bị: Bàn chà, bàn chải sắt, cọ rộng, máy phun vữa, bay. Sử dụng búa, đục hoặc các dụng cụ chuyên dụng để đục bỏ lớp vữa, xi măng cũ bám trên mặt bê tông.
- Sau đó hãy tiến hành kiểm tra lại thật kỹ bề mặt, đục thêm các đường nứt xuyên sàn.
Bước 2: Tưới ẩm bề mặt bê tông cần chống thấm
Tạo độ ẩm vừa phải để không gây ra tình trạng đọng nước cho công trình.
Bước 3: Thi công chống thấm
- Bắt đầu quét từ 2 đến 3 lớp phụ gia chống thấm theo chiều vuông góc với nhau từ trên xuống.
- Mỗi lần quét nên cách nhau từ 4 tiếng nếu trời nắng ráo. Nếu không nắng sẽ mất nhiều thời gian đợi khô rồi mới quét lớp tiếp theo.
Một số lưu ý khi sử dụng phụ gia chống thấm ngược
- Nên trộn phụ gia chống thấm với vật liệu thành từng thùng nhỏ để chia ra cho nhiều người thi công cùng lúc hiệu quả sẽ cao hơn
- Không nên thi công vào những ngày trời mưa vì sẽ rất lâu để khô và quá trình thi công cũng rất bất tiện.
- Sau khi đã hoàn thành chống thấm thì nên che phủ bằng một lớp nilon hoặc bao tải cũ để bảo vệ bề mặt không bị tác động. Khi công trình đã khô hoàn toàn, bạn cũng có thể phun nước tạo áp lực liên tục để kiểm tra xem còn bị thấm ngược hay không.
Bảng báo giá chống thấm ngược mới nhất 2024
Sau đây là bảng giá chống thấm ngược mới nhất năm 2024 được dựa trên bảng giá thị trường. Quý khách có thể tham khảo lựa chọn mức giá cũng như vật liệu sao cho phù hợp với công trình, nhà ở của mình:
Bảng giá chống thấm ngược mới nhất 2024
|
Hạng mục
|
Đơn giá (VNĐ/m2)
|
Chống thấm ngược với sika chuyên dụng
|
360.000
|
Chống thấm ngược bằng intoc-04
|
290.000
|
Xử dụng hóa chất chống thấm ngược
|
290.000
|
Chống thấm ngược bằng hàng màng khò
|
350.000
|
Chống thấm ngược bằng màng dán bitum
|
200.000
|
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo giá thi công còn phụ thuộc nguyên vật liệu, độ khó khi thi công. Để biết được giá chính xác nhất hãy liên hệ 0985 047887 để được tư vấn và khảo sát trực tiếp miễn phí.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các giải pháp chống thấm ngược phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích để đưa ra lựa chọn loại vật liệu chống thấm hiệu quả nhất.
Công ty luôn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình, miễn phí, hỗ trợ khách hàng 24/7. Do đó nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần hỗ trợ, khách hàng có thể liên hệ qua:
Hot Line: 0985 047887