Thạch cao là vật liệu nhẹ, dễ dàng cho quá trình vận chuyển cũng như thi công. Tấm thạch cao có kích thước tương đối lớn nên có thể nhanh chóng bao phủ bề mặt hơn so với các vật liệu khác. Thạch cao là một vật liệu tương đối nhẹ, nên dễ dàng thao tác. Vật dụng cần cho lắp đặt cũng tương đối đơn giản, có thể dùng cưa hay dao chuyên dụng để cắt và cố định bằng những loại ốc, vít cùng một số công cụ cầm tay và máy.
Trần thạch cao có khả năng cách nhiệt, chống cháy tốt nhờ vào lõi có chứa gần 21% các thành phần về mặt hóa học hóa, có tác dụng làm chậm lại quá trình truyền nhiệt và sự lan truyền của lửa, rất hiệu quả trong việc chống hỏa hoạn. Ngoài ra, tính năng cách nhiệt của tấm thạch cao còn đóng vai trò chống nóng và giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa vào mùa hè.
Trần thạch cao có khả năng cách âm cao, giảm thiểu sự truyền thanh cho âm thanh vào khoảng 32-60dB. Vì vậy, hệ thống tường và trần thạch cao là giải pháp tốt cho hệ thống cách âm của công trình
Dễ dàng khắc họa hoa văn, họa tiết trang trí để tang hiệu ứng thẩm mĩ cho không gian. Bề mặt thạch cao nhẵn mịn nên dễ dàng cho việc sơn phết, vẽ trang trí hay dùng giấy dán. Thạch cao tuy là vật liệu nhẹ, nhưng sau khi lắp đặt vẫn đảm bảo tính bền vững, có thể an tâm để lắp đặt thêm hệ thống đèn, quạt trần.
Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng dài, dễ thiết kế tạo khối theo ý muốn, linh hoạt với nhiều diện tích và kích thước trần. Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí.
Với những ưu điểm về tính thẩm mĩ, tuổi thọ cao, dễ thi công, thì thạch cao là vật liệu được sử dụng nhiều trong quá trình thi công làm trần.
Trần thạch cao hiện nay được chia làm 2 loại là trần thạc cao nổi và trần thạch cao chìm. Trần thạch cao chìm gồm có trần phẳng và trần giật cấp.
Trần thạch cao có khung nổi, sau khi hoàn thiện người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm thạch cao được gác lên trên khung xương. Người thợ sẽ thi công xong phần khung xương trước, sau đó đặt và thả tấm thạch cao nằm ngay ngắn trên các khung xương. Loại trần này thường được các văn phòng, nhà xưởng sử dụng nhiều bởi:
Tấm thạch cao nổi được lắp ghép và lộ khung xương nên dễ tạo cảm giác vụn không gian, không che giấu được hết các đường khung, cho nên trần thạch cao nổi thường được sử dụng cho những văn phòng có diện tích lớn.
Trần thạch cao chìm là trần có khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, cảm giác phẳng như trần bê tông bình thường.
Trần thạch cao chìm chia làm hai loại là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp.
Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng, loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Trần phẳng có những ưu điểm nổi trội như:
Trần thạch cao giật cấp là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau theo thiết kế chủ đích. Trần thạch cao giật cấp được sử dụng nhiều nhất trong các công trình bởi:
Giá trị thẩm mĩ cao, tuy nhiên trần thạch cao giật cấp thi công sẽ yêu cầu kỹ thuật cao hơn, chiếm nhiều thời gian nhân công. Khi có sự hỏng hóc thì bắt buộc phải phá bỏ toàn khối trần, chứ không thể gỡ ra từng tấm để thay thế như trần thạch cao nổi.
Mỗi loại mẫu trần thạch cao đẹp có những sự phù hợp khác nhau, khi lựa chọn cần căn cứ theo không gian, nhu cầu và kinh phí đầu tư để lựa chọn được mẫu mã phù hợp và khoa học nhất cho ngôi nhà của gia đình.
Trần thạch cao trở thành một vật liệu làm đẹp cho ngôi nhà của nhiều gia đình Việt, trở thành một nhu cầu thiết yếu để hoàn thiện không gian thiết kế nội thất. Trần thạch cao đẹp được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các không gian hiện diện trong ngôi nhà như trần thạch cao đẹp cho phòng khách, trần thạch cao phòng bếp, trần thạch cao phòng ngủ, trần thạch cao phòng tắm, trần thạch cao phòng thờ.
Ngôi nhà có sự kết nối và trở nên đồng bộ, đẹp mắt hơn, tiện nghi hơn khi có sự kết hợp của trần thạch cao và đèn trang trí. Nhiều mẫu trần thạch cao ra đời với nhiều mẫu mã, làm đa dạng thêm những lựa chọn, giúp nhiều công trình trở nên hoàn hảo và mới lạ hơn.
Nguồn tin: NBA
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn