Sau xin được cấp phép xây dựng nhà ở chủ nhà sẽ phải xem những ngày đẹp để cúng lễ. Làm nhà cần xem những ngày nào, bạn có thể tham khảo bài viết này. Khi nắm được những thông tin quan trọng, gia chủ nhất thiết phải tuân thủ nghi thức truyền thống: chọn ngày tốt, chọn giờ tốt và chuẩn bị nghi lễ cúng. Dưới đây là các nghi lễ khi xây nhà gia chủ bắt buộc phải làm :
Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ làm lễ cúng động thổ, cúng thần đất để xin được phép làm nhà trên mảnh đất đó. Theo phong tục từ ngày xưa, lễ cúng động thổ sẽ phải cúng tam sinh. Ngày nay có đơn giản hơn, mâm cũng chỉ cần đảm bảo có gà, xôi, hương hoa. Sau đó đặt lên chiếc bàn nhỏ đặt giữa khu đất, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề và đọc văn khấn.
Một trong các nghi lễ khi xây nhà cần có đó là lễ cất nóc (làm nóc nhà). Vì nóc là bộ phận che chở cho cả căn nhà, không có nóc không gọi là nhà được. Khi cất nóc làm nhà, chủ nhà cũng cần phải chọn ngày tốt, giờ tốt, hợp tuổi gia chủ để mong được vạn sự suôn sẻ, tránh tai nạn ập đến khi làm nhà.
Người xưa thường rất coi trọng việc làm cổng ngõ, vì đó là bộ mặt của cả căn nhà. Nếu cửa ngõ mà chắc chắn, hanh thông thì tài lộc vào nhà, mọi việc vậy mà tốt lành. Còn ngược lại, cổng ngõ hư thủng, tài lộc không thuận, kẻ cắp có thể dòm ngó vào nhà. Nếu vách cửa lệch lạc, cổng cao hơn nhà thì con người sẽ có tâm kiêu ngạo, tâm không chính, vận nạn sẽ theo đó mà ra. Người ta cũng tránh làm cổng ngõ đâm thẳng vào nhà chính. Cổng thường được làm cạnh nhà phụ hoặc chếch sang một bên so với cửa nhà chính. Cổng xây phải xứng với ngôi nhà, không quá to hoặc quá nhỏ.
Lễ làm cổng ngõ thường không cần quá cầu kỳ. Mâm cỗ cũng chỉ cần đồ cần thiết như: gà, xôi, hương hoa và rượu trắng.
Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng khi xây nhà
Nhập trạch trong Hán Việt nghĩa là vào nhà. Hiểu đơn giản nhập trạch nghĩa là dọn vào nhà mới. Làm lễ nhập trạch như là một nghi thức thưa với thần linh cai quản ngôi nhà về gia chủ và các thành viên trong nhà. Đây vốn được coi là một nghi lễ quan trọng bao đời nay, mỗi gia đình khi chuyển vào nhà mới đều phải thực hiện.
Đối với lễ nhập trạch, gia chủ cần thực hiện một cách bài bản. Mâm cúng thường có ba phần là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Tùy ý có thể chia thành ba mâm nhỏ hay làm một mâm lớn.
– Ngũ quả: Lựa chọn quả tùy ý, tươi ngon và bày đẹp mắt.
– Hương hoa: cần có lọ hoa tươi, đèn cầy, hương, trầu cau, muối và nước.
– Mâm thức ăn: có thể làm mâm chay hoặc mâm mặn tùy theo ý của chủ nhà.
Sau khi chuẩn bị đủ lễ, gia chủ sẽ sắm sửa quần áo chỉnh tề sau đó đọc dõng dạc văn khấn, như là nghi thức thưa với thần linh cai quản mảnh đất và ngôi nhà.
Đây được coi là hình thức thông báo với người thân về việc gia quyến chuyển vào nhà mới, mở tiệc thiết đãi mọi người cùng chung vui.
Lễ tân gia có thể chuẩn bị mâm cúng tùy tấm lòng của người chủ và đọc văn khấn cầu bình an sau này. Sau khi thực hiện xong lễ tân gia, các nghi lễ khi xây nhà coi như đã hoàn tất, gia chủ có thể an tâm an cư lập nghiệp.
Trên đây là toàn bộ các nghi lễ khi xây nhà mà chủ nhà bắt buộc phải nắm được và thực hiện một cách chính xác để giúp cho gia đình lộc phát, tài vận vào nhà, mọi chuyện đều hanh thông. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.
0985 047887 để được tư vấn thiết kế thi công!
Nguồn tin: NBA
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn