1. Các vấn đề tồn tại trong thi công các hệ thống cấp thoát nước
Mặc dù kỹ thuật cấp thoát nước trong công trình xây dựng ngày càng trở nên thành thục, tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều vấn đề thường gặp về chất lượng, đó là:
a. Lựa chọn sử dụng vật liệu ống cấp nước chưa thích hợp.
Một số thiết kế vẫn lựa chọn sử dụng ống thép mạ kẽm cho cấp nước, lựa chọn này dẫn đến các vấn đề như đường ống dễ bị ăn mòn, tuổi thọ sử dụng ngắn, nước sinh hoạt không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh…Tiếng ồn phát ra từ ống đứng thoát nước và ống nhánh ngang làm ảnh hưởng tới môi trường sống của cư dân.
b. Vật liệu ống kiểu mới còn chờ nghiên cứu phát triển.
Việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng các thiết bị giảm áp, ổn áp kiểu mới vẫn còn không gian phát triển lớn, đặc biệt là việc khai thác và ứng dụng vật liệu đường ống kiểu mới có hiệu quả cao, giá thành thấp.
c. Vấn đề chạy không tải của đồng hồ nước.
Đồng hồ nước chạy không tải là hiện tượng đồng hồ vẫn quay khi không có dòng nước đi qua đồng hồ. Hiện tượng này xảy ra chắc chắn ảnh hưởng đến lợi ích của người sử dụng. Nguyên nhân của vấn đề là do chất lượng đồng hồ không tốt, hoặc lỗi trong quá trình lắp đặt đồng hồ.
d. Vấn đề rò rỉ
Do mở quá nhiều lỗ trên sàn, đặc biệt là nền nhà vệ sinh, điều này vừa gây hại cho chỉnh thể sàn nhà vừa tăng thêm độ khó trong thi công chống thấm, hơn nữa, trong quá trình sử dụng dễ phát sinh rò rỉ.
e) Việc lắp đặt đường ống thiếu sự phòng hộ hiệu quả.
Trong thời gian ngừng lắp đặt đường ống, tiến hành các tác nghiệp khác như thu dọn phế thải, rác xây dựng, ngăn ngừa các tạp vật như vữa xi măng cát rơi vào đường ống.
f. Những ảnh hưởng từ việc lắp đặt hệ thống thoát sàn.
Hệ thống thoát sàn có ứng dụng rất phổ biến trong công trình xây dựng. Tại Trung Quốc, trên 90% sử dụng phễu thoát sàn kiểu lồng chuông, nó là một loại thoát sàn kiểu gioăng kín nước. Nước tích trong đường ống thoát sàn còn có thể sản sinh ra một số vi khuẩn có hại, gây phiền toái cho cuộc sống của người sử dụng và có thể truyền bệnh.
g. Lắp đặt đường ống thoát nước thiếu mỹ quan
Các ống nhánh ngang thoát nước và ống đứng thoát nước thường được lắp đặt nổi, không những chiếm dụng không gian trong phòng, mà còn làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến bố cục hợp lý trong phòng.
2. Đề phòng và xử lý các vấn đề chất lượng thường gặp trong thi công hệ thống cấp thoát nước
a. Tắc đường ống
Đối mặt với những nguyên nhân gây ra vấn đề tắc đường ống, cần làm tốt những công tác dự phòng sau đây:
- Khi ngưng lắp đặt đường ống, đặc biết là ống đứng, tại đoạn chờ của đường ống mở dùng tải gai bọc chặt xung quanh, khi ngưng lắp đặt ống đứng trong giếng đường ống, phía trên của giếng đường ống cần đậy tấm gỗ dày đề phòng những tạp vật lớn rơi vào;
- Khi lắp đặt đường ống thoát nước, không những phải theo bản vẽ thi công còn cần xem xét yêu cầu sử dụng thực tế, nếu có nghi vấn về đường kính ống cần đưa ra sự thay đổi trong thiết kế;
- Tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý các tác nghiệp thi công.
b. Hiện tượng đồng hồ nước chạy không tải
Trong quy phạm nghiệm thu công trình lắp đặt xây dựng có quy định rõ: Trước đồng hồ nước phải có ống thẳng 30 cm. Nếu như không nghiêm chỉnh thi công theo yêu cầu này, khi dòng nước đi qua ống đứng cấp nước, trong đường ống của ống nhánh cấp nước sẽ sản sinh cộng hưởng, gây ra hiện tượng đồng hồ chạy không tải. Biện pháp đề phòng và xử lý vấn đề này chủ yếu là kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng đồng hồ, thi công theo yêu cầu của quy phạm nghiệm thu.
c. Rò rỉ đường ống
Thứ nhất, cần kiểm soát vật liệu mua. Đối với tình hình sử dụng của các loạt vật liệu ống, phụ kiện ống cần làm tốt việc ghi chép, một khi phát hiện có vấn đề cần kịp thời thay đổi; thứ hai, tăng cường bảo vệ sản phẩm. Sau khi lắp đặt đường ống, cần tăng cường phối hợp với các nhân viên tác nghiệp các loại thi công khác, tại phần giao nhau giữa đường ống với đường ống hay các thiết bị khác cần chú thích rõ vị trí đường ống để tránh gây tổn hại. Kiểm tra định kỳ, sau khi phát hiện hư hại cần kịp thời sửa chữa; thứ ba, tiến hành đào tạo có liên quan đối với nhân viên thi công, trao đổi các trọng điểm kỹ thuật, giao trách nhiệm cho người phụ trách; thứ tư, đối với việc lắp đặt vật liệu ống PPR, cần lựa chọn biện pháp tiến hành dự phòng đối với tính co dãn của nó.
d. Sử dụng kỹ thuật thoát nước đồng tầng
Kỹ thuật thoát nước đồng tầng chỉ phương thức thoát nước khi ống thoát nước thiết bị vệ sinh không xuyên qua sàn mà ống nhánh thoát nước ngang nối tiếp với ống đứng thoát nước tại tầng đó. ưu điểm của kỹ thuật thoát nước đồng tầng là việc sửa chữa đường ống không làm ảnh hưởng đến hộ gia đình tầng dưới, các thiết bị vệ sinh trong nhà vệ sinh được bố trí linh hoạt, lắp đặt thuận tiện, tiếng ồn thoát nước thấp, đường ống không ngưng tụ, tiết kiệm ống đứng thông khí, giảm bớt mở lỗ trong phòng …
e. Lựa chọn hợp lý vật liệu ống
Vật liệu ống cấp thoát nước: Đối với vật liệu ống cấp thoát nước cần lựa chọn hợp lý, vận dụng linh hoạt, phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu. Tóm lại, ống kim loại có ưu điểm như tuổi thọ sử dụng lâu … nên dùng cho hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là hệ thống tự động phun nước chữa cháy. Vật liệu ống phù hợp là vật liệu composite lý tưởng nhất với đường kính ống dưới 300 mm, nó có cường độ lớn, độ cứng tốt và không bị ăn mòn. ống thoát nước UPVC có các ưu điểm như vận chuyển thuận tiện, tiết kiệm không gian, mỹ quan đa dạng, khả năng thoát nước cao, giá thành thấp và hiệu quả thi công lắp đặt cao …, tuy nhiên lại tồn tại các khuyết điểm như hiệu quả cách âm và kháng chấn kém, khả năng phòng cháy thấp, cường độ chống kéo chống cong thấp … ống gang thoát nước với phần nối tiếp bằng chất liệu mềm có các ưu điểm như cường độ chống kéo chống cong khá cao, ít tiếng ồn, tuổi thọ sử dụng lâu (thường trên 50 năm)…, tuy nhiên giá thành khá cao, hiệu quả thi công lắp đặt thấp hơn so với ống thoát nước UPVC. Kiến nghị cần dựa vào chức năng sử dụng của công trình để lựa chọn vật liệu ống thoát nước phù hợp: tại các công trình siêu cao tầng, nhà ở và khách sạn nên xem xét sử dụng trước tiên ống gang thoát nước có phần nối tiếp mềm; còn trong các công trình nhiều tầng và công trình cao dưới 100m có yêu cầu không cao về tiếng ồn như văn phòng, trường học, nơi buôn bán …nên xem xét sử dụng ống thoát nước UPVC.
f. Xử lý gioăng kín nước của thoát sàn
Trong “Quy phạm thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong công trình xây dựng” quy định “độ sâu gioăng kín nước thoát sàn không được nhỏ hơn 50 mm”, mục đích là đề phòng sau khi gioăng kín nước bị hỏng, các khí có hại trong đường ống nước ô nhiễm làm ô nhiễm vệ sinh môi trường trong phòng. Tuy nhiên, trong xây dựng và thi công, để giảm bớt giá thành, một số đơn vị đã lựa chọn các phễu thoát sàn chất lượng kém, cao độ gioăng kín nước không đáp ứng yêu cầu; ngoài ra, khi các hộ gia đình sửa sang nhà ở, họ lại lựa chọn trên thị trường các phễu thoát sàn đẹp mắt bằng inox nhưng gioăng kín nước rất nông, khi thoát nước, gioăng kín nước của phễu thoát sàn do áp lực bị phá hủy khiến mùi hôi xâm nhập, ảnh hưởng môi trường trong phòng. Vì vậy, khi thiết kế thi công, kiến nghị sử dụng gioăng kín nước cao.
g. Phân tích phương án thiết kế hệ thống thoát nước nhà cao tầng
Do hệ thống thoát nước nhà cao tầng có ống đứng nối tiếp từ thiết bị vệ sinh tầng trên cùng đến ống xả khá dài, cho nên áp lực thoát nước từ thiết bị vệ sinh tới tầng cuối cùng rất lớn, dễ khiến cho thiết bị vệ sinh tầng dưới xảy ra phun nước khi thoát nước. Đối với nhà nhà cao tầng nên lựa chọn các biện pháp sau:
- Tầng 1 và tầng 2 của nhà cao tầng nên thoát nước độc lập;
- Hệ thống ống thoát nước nhà cao tầng nên tăng cường thông khí, duy trì áp suất cân bằng trong ống, vì vậy, hệ thống thoát nước nhà cao tầng nên sử dụng hệ thống đường ống thoát nước với ống thông hơi chuyên dụng hoặc sử dụng hệ thống đường ống thoát nước kiểu mới;
- Nước bẩn, nước thải nhà cao tầng nên thiết kế riêng ống đứng thoát nước để sau này tiện cho việc thu hồi và tiến hành xử lý.
3. Kết luận
Tóm lại, hệ thống cấp thoát nước trong công trình xây dựng có mối liên quan mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân, làm tốt công tác kiểm soát chất lượng trong thi công hệ cấp thoát nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thi công, cần coi trọng việc phân tích các vấn đề về chất lượng thi công hệ thống cấp thoát nước, tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng ở các khâu chủ chốt để nâng cao chất lượng tổng thể của hệ thống cấp thoát nước trong công trình xây dựng.
Nguồn tin: NBA
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn