Mẫu Nhà Cấp 4 |
Mẫu Nhà Ống |
Mẫu Nhà Phố |
Thiết Kế Văn Phòng |
Mẫu Nhà Mái |
Nhà Biệt Thự |
Thiết Kế Spa |
Thiết Kế Cửa Hàng |
Màng bitum tự dính với những ưu điểm: khả năng bám dính và đàn hồi cực tốt; chống thấm tuyệt vời; tuổi thọ bền, có thể chống chọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt; dễ thi công,… sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Phương pháp thi công:
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các loại tạp chất.
+ Trám vá các vị trí bị lồi lõm, loại bỏ phần vật liệu bị thừa ra.
+ Dùng máy mài để làm phẳng những vị trí bị lồi lên trên.
+ Bo vữa và xi măng cát mác ở các vị trí góc để tạo hình lòng máng giúp màng dán dễ dính hơn.
+ Trải màng chống thấm tự dính lên sàn mái và cắt màng theo kích thước sàn.
+ Bóc lớp giấy lót và tiến hành dán màng chống thấm lên rồi dùng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt. Lưu ý: diện tích chồng mí tối thiểu 5cm.
+ Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Màng bitum khò nóng cũng là loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông rất được ưa chuộng nhờ các ưu điểm:
Biện pháp thi công:
+ Làm sạch cát, bụi bặm, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt sàn.
+ Đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông.
+ Trám và những phần lõm, nứt, đảm bảo bề mặt bê tông phải bằng phẳng.
+ Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn mái để tăng độ bám dính cho tấm trải trước khi dán.
+ Dán màng khò nóng bằng cách sử dụng đèn khò gas, khò vào phần dưới của màng cho đến khi thấy bề mặt bitum chảy mềm, đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất thì thực hiện dán màng xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.
+ Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
Lưu ý: Nếu màng khò bị thủng, rách thì cần phải dán đè tấm khác lên để ngăn chặn khả năng thấm nước với biên độ chồng mí là 50mm.
Sau khi hoàn tất thi công, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Nhựa đường với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt, tạo lớp màng ngăn nước triệt để, tuổi thọ lên đến hàng chục năm sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu chống thấm sàn mái bê tông.
Biện pháp thi công:
+ Vệ sinh, làm sạch bề mặt chống thấm bằng búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng.
+ Đục và mài phẳng những vị trí gồ ghề, loại bỏ vữa non, yếu.
+ Làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, dầu trên bề mặt.
+ Trám và bịt kín các vết nứt, khe hở bằng nhựa đường.
+ Đun sôi nhựa đường. Nên pha thêm dầu DO để thẩm thấu vào bề mặt bê tông, gia tăng hiệu quả chống thấm.
+ Quét 1 lớp lót Asphalt primer (ASTM 41) lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ.
+ Dùng con lăn để quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn mái.
Lưu ý: Thực hiện thi công vào trưa nắng để đạt hiệu quả cao đồng thời phủ bạt bề mặt sàn để tránh mưa dột nếu chưa thể quét dầu hắc.
Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Sika là loại vật liệu chống thấm bền bỉ, được sử dụng để chống thấm cho nhiều hạng mục, trong đó có sàn mái bê tông nhờ khả năng chống thấm nước triệt để, không bị mài mòn, giúp làm tăng tuổi thọ của bê tông.
Phương pháp thi công:
+ Dọn dẹp các chướng ngại vật, bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa trên bề mặt.
+ Đục bỏ những phần bê tông không đặc chắc, nổi trên bề mặt.
+ Dùng máy mài hoặc chổi mài để mài phẳng bề mặt bê tông.
+ Dùng nước tưới lên bề mặt sàn để làm bão hòa, tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh không được để đọng nước.
+ Trộn thành phần A và B theo định lượng sẵn bằng cần trộn điện có tốc độ thấp để tạo thành hồ dầu.
+ Thi công 2 – 3 lớp sika để đạt hiệu quả chống thấm tối đa. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau khoảng 6h (tùy điều kiện thời tiết).
+ Dùng bay và xốp để hoàn thiện và làm đẹp bề mặt.
Sau khi hoàn tất thi công chống thấm từ 12 – 24h, thực hiện ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình. Với những bị trí còn bị ngấm nước thì cần phải thực hiện trám trét, xử lý ngay.
Trên đây là 4 loại vật liệu phổ biến trong chống thấm sàn mái bằng bê tông và quy trình thi công. Ngoài 4 vật liệu trên, các gia chủ cũng có thể sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sàn mái.
Về cơ bản mỗi vật liệu chống thấm đều có những ưu điểm riêng. Điều quan trọng là quá trình thi công cần phải đúng kỹ thuật, đúng định lượng thì mới đạt hiệu quả chống thấm tối ưu.
Tác giả: NBA Viet Nam
Nguồn tin: Sửa nhà NBA Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn